Cách tính diện tích xây dựng nhà dân theo m2

Chúng ta thường thấy hiện nay thường có rất nhiều cách tính diện tích xây dựng như bốc khối từng hạng mục, chạy dự toán hay tính theo m2. Hệ số chênh lệch giữa các cách tính cũng không có sự khác biệt quá lớn, và tùy vào khả năng thực tế của khách hàng để có thể thực hiện chi trả theo cách hợp lý nhất.

Cách tính diện tích về xây dựng nhà dân theo m2 là cách tính phổ biến và được nhiều đơn vị thầu xây dựng lẫn khách hàng lựa chọn để thanh toán. Vậy cách tính này được thực hiện và tính toán như thế nào, hãy theo dõi bài viết sau của chúng tôi nhé!

Thế nào là cách tính diện tích xây dựng nhà dân theo m2

Đây là phương pháp tính chi phí xây dựng dựa trên tính toán diện tích theo m2 xây dựng hay m2 xây dựng nhà ở sẽ nhân với đơn giá từng hạng mục thi công. Cách tính m2 này sẽ được tính theo diện tích của sàn, trần nhà và quy ra số tiền gia chủ phải trả theo hệ số phần trăm diện tích quy đổi.

Ngoài ra, trong xây dựng chúng ta sẽ thường thấy diện tích hao phí, đây là diện tích được thể hiện trong giấy phép xây dựng và phần diện tích không được thể hiện trong xây dựng, vậy hao phí ở đâu ra? Đó là do chủ nhà đã thỏa thuận mức chi phí ban đầu với đơn vị nhận thầu, thế nhưng trong quá trình thi công họ nhận thấy diện tích xây dựng thực tế lớn hơn diện tích trong giấy phép rất nhiều.

Một số diện tích phát sinh hao phí trong cách tính diện tích xây dựng nhà dân đó là phần móng, ban công, sân thượng, lan can…tất nhiên những phần phụ công trình sẽ không được thể hiện trong giấy phép mà chỉ tính riêng diện tích mặt sàn nhà ở nên thường nhỏ hơn so với diện tích thực tế khi tiến hành xây dựng.

Một số cách tính diện tích xây dựng nhà dân theo m2

Gia cố nền đất

  • Gia cố móng công trình: Tùy theo tình hình mặt nền và điều kiện xây dựng mà chủ thầu sẽ quyết định việc gia cố theo hình thức nào. Sau khi khảo sát cụ thể các khía cạnh liên quan đến gia cố nền móng, gia chủ sẽ nhận được báo giá cụ thể

  • Gia cố nền trệt: Phương pháp chủ yếu để gia cố nền trệt đó là đổ bê tông cốt thép theo diện tích xây dựng khoảng 20%

Móng nhà

  • Móng đơn sẽ được tính khoảng 15% diện tích

  • Đài móng trên nền cọc bê tông , cọc khoan tính 35% diện tích

  • Móng băng được tính đến 50% diện tích

Tầng hầm

  • Thông thường, hầm có độ sâu nhỏ hơn 1m so với code đỉnh hầm khoảng 135% diện tích

  • Hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.5m so với code đỉnh hầm khoảng 150% diện tích

  • Hầm có độ sâu nhỏ hơn 2m so với code đỉnh hầm khoảng 180% diện tích

Sân nhà

Cách tính diện tích xây dựng nhà dân theo m2 ở phần sân nhà tương đối dễ dàng so với những phần hạng mục khác, và thường được tính theo công thức sau:

  • Sân nhà dưới 20m2 sẽ đổ cột, đà kiềng, xây tường rào và lát gạch 100%

  • Sân nhà dưới 40m2 sẽ đổ cột, đà kiềng, xây tường rào và lát gạch 70%

  • Sân nhà trên 40m2 sẽ đổ cột, đà kiềng, xây tương rào và lát gạch 50%

Diện tích nhà

  • Phần có mái che phía trên tính 100% toàn bộ diện tích

  • Phần không có mái che nhưng nếu có lát gạch thì tính 60% diện tích

  • Với ô trống ở trong nhà, nếu có diện tích dưới 4m2 thì sẽ được tính như sàn thông thường, còn nếu có diện tích trên 4m2 thì sẽ tính 70% diện tích.

  • Ngoài ra, diện tích nhà nếu lớn hơn 10m2 thì sẽ tính 50% diện tích

Phần mái

  • Mái bê tông cốt thép nếu không lát gạch thì được tính 50% diện tích mái, nếu được lát gạch thì chỉ được tính 10% mái.

  • Mái ngói kèo sát tính 60% diện tích

  • Mái bên tông dán ngói sẽ được tính 85% diện tích