Hạch toán là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp. Yêu cầu kế toán viên cần hiểu rõ bản chất, quy định về những nghiệp vụ yêu cầu để giám sát vấn đề tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Đồng thời sử dụng các công cụ excel, tải phần mềm kế toán… về để thực hiện nghiệp vụ kế toán.
Với các kế toán viên mới, chưa nắm rõ về hạch toán tài chính là gì? Nhiệm vụ khi thực hiện hạch toán tài chính doanh nghiệp là gì? Chia sẻ dưới đây về hạch toán tài chính sẽ hữu ích cho các kế toán viên mới, trong công việc.
Hiểu về hạch toán tài chính là gì? Vai trò gì với doanh nghiệp?
Hạch toán là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong hoạt động kế toán. Yêu cầu kế toán viên cần hiểu để thực hiện nghiệp vụ đầy đủ, chính xác thông tin theo quy định.
Hạch toán là nghiệp vụ ghi chép, đo lường, tính toán về các hoạt động kinh tế, sản xuất của doanh nghiệp. Nghiệp vụ hạch toán giúp giám sát và theo dõi các hoạt động kinh tế một cách chặt chẽ và chính xác, quản lý hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả. Các hoạt động cơ bản của hạch toán:
- Quan sát – Quan sát và theo dõi, đo lường hoạt động kinh tế bằng công cụ tiền, hiện vật, sản phẩm hàng hóa lao động mà có.
- Ghi chép – Thu thập thông tin, xử lý và lưu lại kết quả của hoạt động kinh tế theo từng thời kỳ, địa điểm được phát sinh theo trật tự.
- Tính toán – Sử dụng các công thức để tính toán các chi tiêu cần thiết đưa ra đánh giá chính xác về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
Hạch toán đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp nắm được tình hình tài chính có đang đi đúng hướng hay thua lỗ, chiến lược kinh doanh có phù hợp để có điều chỉnh kịp thời. Đồng thời, hoạt động hạch toán còn hữu ích để cơ quan nhà nước giám sát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đúng quy định.
Phân loại và hạch toán tài chính doanh nghiệp cơ bản
Hoạt động hạch toán doanh nghiệp được phân loại theo những tiêu chí và đặc trưng khác nhau. Về cơ bản, hạch toán tài chính sẽ được chia thành 3 loại:
- Hạch toán nghiệp vụ – quan sát, theo dõi từng nghiệp vụ kỹ thuật để điều chỉnh và có những thay đổi kịp thời. Các hoạt động nghiệp vụ là đối tượng hạch toán: tiến độ xây dựng, sản xuất, tiến độ kinh doanh, bán hàng, quá trình cung cấp nguyên vật liệu, sản xuất…
- Hạch toán thống kê – nghiên cứu yếu tố “lượng” trong mối quan hệ với “chất” của các hoạt động kinh tế. Mục đích của hoạt động này là rút ra được bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng đó. Đối tượng cụ thể ở đây được nghiên cứu: tình hình tăng năng suất, tình hình giá cả, thu nhập lao động…
- Hạch toán kế toán – hay gọi tắt là kế toán, thực hiện hoạt động ghi chép hóa đơn, chứng từ, tính toán đo lượng hiệu suất hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
Các vấn đề tài chính của doanh nghiệp cần được thực hiện đầy đủ, nhằm giám sát quản lý việc sử dụng tiền, tài sản doanh nghiệp hiệu quả. Kế toán viên cần nắm rõ nghiệp vụ, các loại hình hạch toán cơ bản, chọn giải pháp phù hợp với đặc trưng doanh nghiệp.
Công cụ phần mềm tại https://sme.misa.vn/62760/download-phan-mem-ke-toan-mien-phi-full-16-phan-he/ sẽ hỗ trợ kế toán viên thực hiện thao tác nghiệp vụ dễ dàng, chính xác hơn. Hy vọng chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho kế toán viên đang tìm hiểu về hạch toán tài chính doanh nghiệp.